Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô: Lãi sau thuế quý II chỉ 81 tỷ đồng, thấp nhất 5 năm
Quý II/2023, lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG) giảm 81% so với cùng kỳ, đạt 81 tỷ đồng, thấp nhất trong 5 năm qua.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, quý II/2023, doanh thu thuần của HDG giảm 42% so với cùng kỳ năm trước, đạt 564 tỷ đồng; lợi nhuận gộp đạt 280 tỷ đồng, giảm 58%.
Trong quý, doanh thu hoạt động tài chính giảm 82%, chỉ 9,7 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 6%, lên tới 140 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 40%, đạt 42 tỷ đồng. Bởi vậy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh 81%, đạt 105,6 tỷ đồng.
Chịu thêm khoản lỗ khác 11 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế chỉ còn 94,7 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ.
Khấu trừ thuế, lợi nhuận còn còn 81 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ năm trước và là mức thấp nhất kể từ sau quý II/2018.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của HDG đạt 1.520 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Do giá vốn tăng nhanh hơn nên lợi nhuận gộp giảm 24%, còn 855 tỷ đồng.
Đóng góp chính cho doanh thu nửa đầu năm của HDG vẫn là mảng năng lượng (thủy điện, điện mặt trời, điện gió) với hơn 918 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với cùng kỳ 2022. Trong khi đó, mảng kinh doanh bất động sản chỉ đem về hơn 392 tỷ đồng, giảm 31%.
Còn doanh thu tài chính giảm 80%, còn 16 tỷ đồng. Trong khi đó, các loại chi phí gia tăng đáng kể, cụ thể: chi phí tài chính tăng 13%, đạt 289 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 17%, đạt 77,5 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm của HDG giảm 44% so với cùng kỳ năm trước, còn 493 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 40%, còn 438 tỷ đồng.
Năm 2023, HDG đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 3.225 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 971 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa năm, công ty đạt 52% kế hoạch doanh thu và 54% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tại thời điểm ngày 30/6/2023, tổng tài sản của HDG là 14.376 tỷ đồng, trong đó tài sản dài hạn là 11.119 tỷ đồng. Chất lượng tài sản khá lành mạnh với tỷ trọng thấp của các khoản phải thu, hàng tồn kho.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tại ngày kết thúc quý II/2023 của HDG đạt 7.450,5 tỷ đồng, giảm 13% so với đầu năm. Tổng dư nợ vay đạt 5.669 tỷ đồng, giảm 7%. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,07 lần.
Về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh 6 tháng của HDG âm 83 tỷ đồng, chủ yếu do giảm các khoản phải trả (890 tỷ đồng), chi trả lãi vay (249 tỷ đồng). HDG cũng đã giảm quy mô dòng tiền vay mượn trong 6 tháng, chỉ còn 93 tỷ đồng, giảm 44%. Những điều này khiến lưu chuyển tiền thuần 6 tháng âm 485 tỷ đồng, khiến tiền và tương đương tiền tại ngày 30/6/2023 chỉ còn 208 tỷ đồng, giảm 79% so với đầu năm.
TTC Land thoát lỗ quý II nhờ khoản thu phạt vi phạm hợp đồng
Nhờ khoản thu từ phạt vi phạm hợp đồng, Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR) đã thoát lỗ trong quý II/2023.
Trong quý II/2023, kết quả kinh doanh của TTC Land khá ảm đạm khi các chỉ tiêu đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần giảm 31,5%, đạt 68,7 tỷ đồng – thấp nhất trong 9 quý qua. Lợi nhuận gộp đạt 29 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ.
Trong quý, doanh thu tài chính đạt 103 tỷ đồng, giảm 50%. Trong khi đó, chi phí tài chính dù giảm 28% nhưng vẫn neo ở mức cao, đạt 92 tỷ đồng, còn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 46%, đạt 50 tỷ đồng.
Hệ quả là TTC Land lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 5,6 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ thuần thứ 2 trong vòng 3 quý qua.
Phải nhờ đến khoản lợi nhuận khác trị giá 18 tỷ đồng, chủ yếu đến từ khoản thu nhập phạt vi phạm hợp đồng, TTC Land mới thoát lỗ.
Kết quý II/2023, TTC Land có lợi nhuận trước thuế 12,6 tỷ đồng, giảm 85% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 4 tỷ đồng, giảm 94%.
Mức lãi sau thuế 4 tỷ đồng trong quý II/2023 là rất thấp, nhưng so với 2 quý liền kề trước đó, đây đã là một sự tiến bộ của TTC Land, bởi quý I/2023, công ty chỉ lãi 2 tỷ đồng, còn quý IV/2021 lỗ tới 89 tỷ đồng.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế của TTC Land đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ; lần lượt giảm 70% và 91%, đạt 150 tỷ đồng và 14 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chỉ 6 tỷ đồng, giảm 95%, riêng của cổ đông công ty mẹ giảm 97,5%, đạt 3 tỷ đồng.
Đáng nói, nửa đầu năm nay, TTC Land không phát sinh doanh thu chuyển nhượng bất động sản và dịch vụ xây dựng. Nguồn thu chủ yếu đến từ việc cho thuê sàn thương mại và dịch vụ bất động sản, chủ yếu từ các dự án quan trọng như TTC Plaza Bình Thạnh, TTC Plaza Đức Trọng, TTC Plaza Âu Cơ, Charmington La Pointe, Jamona City.
Năm nay, TTC Land đặt kế hoạch kinh doanh khá thận trọng với doanh thu thuần 540 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 20 tỷ đồng, lần lượt giảm 39,5% về doanh thu và giảm 74,7% về lợi nhuận so với kết quả đạt được trong năm ngoái. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, công ty đã đạt 28% kế hoạch doanh thu và 70% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của TTC Land đạt 10.290 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu (ngắn hạn và dài hạn) ghi nhận hơn 4.874 tỷ đồng (chiếm gần 47% tổng tài sản), tăng 15% so với đầu năm.
Hàng tồn kho ghi nhận gần 2.854 tỷ đồng (tăng nhẹ so với đầu năm), chủ yếu là các bất động sản dở dạng, chiếm 28% tổng tài sản.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tính đến cuối kỳ của TTC Land ở mức 5.216 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Trong đó, tổng dư nợ vay chiếm 2.727 tỷ đồng, tăng so với đầu năm. Khoản người mua trả tiền trước tăng nhẹ lên 571 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dòng tiền kinh doanh trong kỳ âm tới 1.182 tỷ đồng, cùng kỳ âm 601 tỷ đồng. Để bù đắp thâm hụt dòng tiền, công ty đã tăng cường vay mượn, khiến dòng tiền vay/trả nửa đầu năm tăng mạnh, đạt 1.380 tỷ đồng/562 tỷ đồng, tăng 2,6 lần và 2 lần.
Quận Hoàn Kiếm sẽ phải sáp nhập vào quận nào trong tương lai?
Quận Hoàn Kiếm đạt 100% tiêu chuẩn về dân số nhưng chỉ đạt 15% về diện tích nên thuộc diện phải sáp nhập giai đoạn 2023-2025. Thông tin này đang gây sốt khi nhiều câu hỏi đặt ra “quận nào sẽ may mắn ghép đôi với quận Hoàn Kiếm”?
Quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết quận Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất của thành phố thuộc diện phải sáp nhập trong hai năm tới (2023-2025).
Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội với 18 phường, rộng 5,29km2, dân số gần 156.000. Đây là quận có diện tích nhỏ nhất Hà Nội, giáp quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và sông Hồng. Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận phải có diện tích tối thiểu 35 km2, dân số 150.000. Trong hai năm tới, các đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn sẽ phải sáp nhập.
Đối chiếu quy định hiện hành của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận Hoàn Kiếm đạt 100% tiêu chuẩn về dân số nhưng chỉ đạt 15% về diện tích nên thuộc diện phải sáp nhập.
Nhiều ý kiến trái chiều trước thông tin sáp nhập quận Hoàn Kiếm, một độc giả nhận định nếu “xóa sổ” quận Hoàn Kiếm thì điều gì sẽ xảy ra, ngoài việc tinh giản đội ngũ lãnh đạo, và liệu có giảm được không? Hoàn Kiếm là cái tên, nó không chỉ là địa chỉ của một đơn vị hành chính mà nó còn là văn hóa, lịch sử, là biểu tượng, ký ức, kỷ niệm, là biết bao những thăng trầm của thời gian, của con người, của vạn vật nơi ấy…
“Hoàn Kiếm – Ba Đình – Hai Bà Trưng – Đống Đa là 4 quận nội thành Hà Nội ‘đời đầu’ của Hà Nội. Cái tên của 4 quận nó không chỉ là địa danh mà nó còn là niềm tự hào với biết bao thăng trầm lịch sử. Không thể xóa sổ nó được, và cũng không thể ghép tên nó vào một cái tên khác được, ví dụ như sáp nhập với Ba Đình thì đặt tên là gì? quận Hoàn Kiếm Ba Đình, hay quận Hoàn Ba, quận Đình Kiếm…”, vị độc giả bày tỏ.
Đồng quan điểm, một độc giả khác bình luận: “Về vị trí địa lý, Hoàn Kiếm tiếp giáp Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ và Long Biên. Chắc chắn khi sáp nhập thì sẽ lấy đất một phần các quận này hoặc thậm chí thôn tính luôn để tạo thành quận mới. Không biết, trong số các địa phương tiếp giáp trên, quận nào may mắn sẽ được ‘ghép đôi’ cùng quận trung tâm của Thủ đô”.
“Không hiểu sao tôi vẫn có niềm tin là Hoàn Kiếm không bị sáp nhập với Đống Đa, Hai Bà Trưng hay Ba Đình. Lâu nay chúng ta quản lý, quản trị theo hướng duy tình, trăm cái lý không bằng tí cái tình nên cái gì cũng có ngoại lệ, trường hợp đặc biệt”, một vị độc giả bày tỏ.